Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành hóa học tại LIAN được xây dựng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hóa học tại Việt Nam. Chương trình được thiết kế đảm bảo tính chọn lọc, hiện đại trong các nội dung khoa học và phương pháp sư phạm.
1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Các số liệu nghiên cứu cho thấy công nghiệp hóa học đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Dự tính trong thời gian tới, công nghiệp hóa học sẽ phát triển nhanh hơn nữa với sự tham gia nhiều hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu công nghệ mới và tăng tỉ lệ sản xuất nội đia. Trong tình hình đó, để có thể làm chủ công nghệ và sáng tạo những giá trị mới, Việt Nam cần một đội ngũ các nhà nghiên cứu và kĩ thuật hóa học trẻ, tài năng, được trang bị các kiến thức hiện đại và các kĩ năng cần thiết cho việc hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành hóa học tại LIAN được xây dựng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hóa học tại Việt Nam. Chương trình được thiết kế đảm bảo tính chọn lọc, hiện đại trong các nội dung khoa học và phương pháp sư phạm. Chương trình nhấn mạnh việc rèn luyện khả năng tư duy, khả năng tự học và kĩ năng thực hành của sinh viên. Hoàn thành chương trình, sinh viên có khả năng cạnh tranh những học bổng tốt nhất cho các chương trình đào tạo sau đại học tại Mĩ, châu Âu, Nhật Bản… hoặc những vị trí công việc có khả năng đóng góp tích cực cho xã hội và phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân.
2. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
Chương trình đào tạo được thiết kế cân bằng giữa lý thuyết và thực hành; đề cao việc rèn luyện tư duy, khả năng tự học và các kĩ năng mềm của sinh viên. Các bài thực hành hoặc được thiết kế thành các môn học riêng (mục đích rèn luyện kĩ năng thực hành) hoặc được lồng ghép xen kẽ các bài giảng trên lớp (giúp sinh viên tiếp thu kiến thức qua thực hành).
Chương trình đào tạo đặc biệt chú trọng tới hóa học của các hợp chất thiên nhiên nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và công cụ cần thiết để có thể sáng tạo ra các giá trị mới từ nguồn đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam.
Chương trình được giảng dạy bởi các nhà nghiên cứu năng động, có trình độ và kinh nghiệm quốc tế tại LIAN và các viện nghiên cứu thành viên thuộc Viện Hàn lâm Khoc học và Công nghệ Việt Nam. Các giáo trình được lựa chọn là các giáo trình đang được giảng dạy tại các trường đại học hàng đầu thế giới và Pháp.
Chương trình đào tạo chi tiết
Năm học | Môn | Tín chỉ | Môn | Tín chỉ | Tổng |
Năm 2 | Tiếng Pháp 2.1 | 4 | Tiếng Pháp 2.2 | 4 | 60 |
Những nguyên lý cơ bản về quản lý dự án | 1 | Hóa học phân tích | 3 | ||
Thực tập hóa phân tích | 2 | Hóa lý bề mặt | 3 | ||
Hóa vô cơ 1 | 2 | Công nghệ hóa thực phẩm | 3 | ||
Hóa vô cơ 2 | 3 | Phân tích công cụ 2 | 3 | ||
Phân tích công cụ 1 | 3 | Thực hành hóa học hữu cơ | 3 | ||
Hóa học hữu cơ 2 | 3 | Tổng hợp hữu cơ | 3 | ||
Hóa lý 1 | 3 | Dự án 2 | 3 | ||
Hóa lý 2 | 3 | Hóa học chất rắn | 2 | ||
Dự án 1 | 3 | Phương pháp xác định cấu trúc | 3 | ||
Hóa học polymer | 3 | Quản lý sở hữu trí tuệ | 1 | ||
Năm 3 | Hóa học vật liệu Nano | 3 | Hóa học vật liệu ứng dụng trong chuyển hóa và tích trữ năng lượng 2 | 3 | 60 |
Điện hóa học | 3 | Hóa học hợp chất dị vòng | 2 | ||
Hóa sinh và hóa sinh vô cơ | 3 | Hóa học chất hoạt động bề mặt | 3 | ||
Hóa học polymer tự nhiên và phân hủy sinh học | 3 | Dự án 3 | 2 | ||
Hóa học hợp chất thiên nhiên | 3 | Tiếng Pháp 3.1 | 4 | ||
Xúc tác | 3 | Tiếng Pháp 3.2 | 3 | ||
Hóa học vật liệu ứng dụng trong chuyển hóa và tích trữ năng lượng 1 | 3 | Thực tập | 20 | ||
Môn tự chọn (2 tín chỉ) | |||||
Khởi nghiệp | 2 | Phương pháp viết bài báo khoa học | 2 |
3. THỰC TẬP
Nhằm mở rộng cơ hội thực tập, nghiên cứu cho sinh viên, Khoa Khoa học Cơ bản và Ứng dụng đã và đang mở rộng mạng lưới đối tác trong và ngoài nước.
Ngay từ khi thành lập, Khoa Khoa học Cơ bản và Ứng dụng đã luôn chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới và thắt chặt quan hệ với các đối tác thực tập. Điều này giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt những cơ hội tốt, được thực tập tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu uy tín cũng như nhiều Doanh nghiệp lớn.
Trong hai khóa sinh viên đầu tiên, bên cạnh những bạn lựa chọn làm thực tập tại chính các phòng thí nghiệm chuyên ngành tại LIAN, nhiều sinh viên lại muốn thử sức với công việc nghiên cứu, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng bản thân tại các viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng như các đối tác khác.
Dưới đây là danh sách những đối tác thực tập tại Việt Nam và trên thế giới của Khoa Khoa học Cơ bản và Ứng dụng:
STT |
Tên đối tác | Lĩnh vực hoạt động |
Địa chỉ |
1 |
Viện Hóa sinh biển – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam | Hóa học các hợp chất thiên nhiên | Việt Nam |
2 |
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam | Hóa học các hợp chất thiên nhiên | Việt Nam |
3 |
Đại học Phenikaa | Hóa tin | Việt Nam |
4 |
Công Ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Năng Lượng Mặt Trời Boviet |
Panel pin mặt trời | Việt Nam |
5 |
Công ty CP Vicostone | Đá thạch anh nhân tạo | Việt Nam |
6 |
Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Vinfast | Nghiên cứu phát triển Pin Lithium ion | Việt Nam |
7 |
Công ty CP Dược phẩm Thái Minh | Dược phẩm và thực phẩm chức năng | Việt Nam |
4. ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có một nền tảng vững chắc về các khoa học hóa học, một phương pháp tiếp cận đa ngành và nhận thức được các xu hướng hiện tại trong khoa học hóa học và công nghiệp hoá chất ở Việt Nam và trên thế giới.
- Sinh viên làm chủ các phương pháp phân tích, có thể vận hành các công cụ phân tích hiện đại, và biết áp dụng chúng để giải quyết các vấn đề cụ thể.
- Sinh viên có văn hóa tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Sinh viên có tư duy mở, kỹ năng mềm tốt và sử dụng thành thạo tiếng Anh.
- Sinh viên theo định hướng nghiên cứu hàn lâm có thể cạnh tranh với các sinh viên ở các trường đại học khác tại Việt Nam hoặc trong khu vực về cơ hội học bổng cho các chương trình đào tạo sau đại học tại các trường đại học hàng đầu thế giới hoặc tại LIAN. Sinh viên định hướng việc làm trong công nghiệp có thể tìm được công việc cạnh tranh ở Việt Nam hoặc trong khu vực.
5. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
- Sinh viên tốt nghiệp thuộc top đầu được giới thiệu theo học các chương trình sau đại học tại Mĩ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc tại LIAN với các học bổng cạnh tranh.
- Sinh viên giỏi được giới thiệu học chuyển tiếp lấy bằng kĩ sư hoặc cử nhân tại các trường đối tác quốc tế như các trường đại học thuộc LIAN Consortium, Đại học Hanyang (Hàn Quốc).
- Sinh viên tốt nghiệp được giới thiệu tới các đơn vị nghiên cứu phát triển hoặc sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Sinh viên tốt nghiệp được giới thiệu làm nghiên cứu viên, trợ lí nghiên cứu, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng…
- Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí nghiên cứu phát triển, phân tích và đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản xuất, đại diện bán hàng công nghệ vv tại các công ty của Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ…
Bình luận